HUỲNH LÊ; Go thong, go soi, go bach duong, go xe

Cơ hội và thách thức cho ngành gỗ Việt Nam

Cơ hội và thách thức cho ngành gỗ Việt Nam

Cơ hội và thách thức cho ngành gỗ Việt Nam

Cơ hội và thách thức cho ngành gỗ Việt Nam

Cơ hội lớn

Theo báo cáo của Vụ Công nghiệp nhẹ - Bộ Công Thương, năm 2013 kim ngạch XK đồ gỗ đạt mức 5,7 tỉ USD, tăng 19% so với năm 2012, nếu cộng cả đồ gỗ mỹ nghệ, đồ gỗ song, mây, tre thì kim ngạch XK năm 2013 của ngành đạt xấp xỉ 6 tỉ USD. Năm 2014, kim ngạch XK đồ gỗ dự kiến đạt 6,5 tỷ USD, hàng thủ công mỹ nghệ ước đạt trên 2 tỷ USD. Bên cạnh việc đẩy mạnh XK, việc tiêu thụ đồ gỗ, nội thất trong nước trong 5 năm gần đây cũng được đẩy mạnh với doanh thu tiêu thụ thường xuyên đạt mức 2,5 tỷ USD.

Ông Phan Chí Dũng - Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ Bộ Công Thương nhận định thị trường tiêu thụ đồ gỗ và hàng thủ công mỹ nghệ hiện nay có rất nhiều tiềm năng. Hàng năm thế giới tiêu thụ khoảng 150 tỷ USD cho đồ gỗ và mỹ nghệ, riêng thị trường Mỹ tiêu thụ khoảng 40 tỷ USD, Nhật Bản tiêu thụ 13 tỷ USD và Đức là thị trường lớn nhất khối EU với khoảng 9 tỷ USD. Cùng với đó nhu cầu về tiêu dùng đồ gỗ trên thị trường nội địa ngày càng tăng, bình quân tiêu dùng đồ gỗ thị trường nội địa trong 5 năm gần đây chiếm khoảng 40% tổng giá trị thương mại của đồ gỗ Việt Nam, với giá trị khoảng 2,25 tỷ USD. Cơ cấu sản phẩm đồ gỗ tham gia thị trường nội địa là: 40% cho công trình xây dựng, 60% cho tiêu dùng của dân cư.

Ông Doãn Anh Tuấn – Giám đốc Phát triển kinh doanh khối DN vừa và nhỏ của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VP bank) cho biết, hiện cả nước có khoảng 3.000 DN sản xuất chế biến gỗ trong đó vùng Đông Nam Bộ chiếm tỷ lệ 59,7% còn lại là DN thuộc các tỉnh Tây Nguyên, Bình Định, Quảng Ngãi. Trong đó, trên 90% tổng số DN quy mô nhỏ và vừa, DN đầu tư nước ngoài (FDI) chỉ chiếm 10% về số lượng nhưng chiếm đến 35% về kim ngạch XK. Việt Nam hiện là quốc gia đứng thứ 6 thế giới về XK sản phẩm gỗ, thứ 2 châu Á sau Trung Quốc và thứ nhất khu vực Đông Nam Á. Đồ gỗ XK của Việt Nam hiện có mức tăng trưởng trung bình trên 15%/năm. Thị trường ngày càng được mở rộng với 120 nước trong đó thị trường châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật (chiếm gần 80% tổng kim ngạch).

“Do suy thoái thị trường châu Âu nên nhiều nhà máy chế biến gỗ trên thế giới tại Ý, Đức, Mỹ phải đóng cửa, sản phẩm gỗ Trung Quốc bị áp thuế chống bán phá giá. Đây chính là cơ hội cho XK gỗ Việt Nam. Cùng với đó, khi Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết thuế suất cắt giảm sẽ mở ra nhiều cơ hội cho đồ gỗ của Việt Nam thâm nhập các quốc gia trong TPP”, ông Doãn Anh Tuấn nhận định.

Hạn chế của gỗ Việt

Nhận định về những hạn chế của ngành gỗ, ông Phan Chí Dũng cho rằng mặc dù ngành sản xuất đồ gỗ nói chung và đồ gỗ mỹ nghệ nói riêng đã có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm qua, có kim ngạch XK lớn nhưng lợi nhuận và giá trị gia tăng của sản phẩm đồ gỗ chưa cao do chi phí đầu vào ở trong nước tăng mạnh, nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ xuất khẩu chủ yếu là NK, giá trị gia tăng của sản phẩm XK thấp. Trên thực tế 80% thị phần đồ gỗ, nội thất trong nước đang thuộc về các DN FDI, DN nội chỉ chiếm 20%, do đó tại thị trường trong nước, ngành gỗ Việt Nam lại đang bị lấn át bởi sản phẩm đồ gỗ NK hoặc sản phẩm sản xuất theo mẫu mã từ nước ngoài.

Bên cạnh đó theo ông Phạm Minh Đức – chuyên gia thuộc Ngân hàng Thế giới (WB), đa phần các DN Việt Nam trong ngành sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ có quy mô vừa và nhỏ, sản xuất với quy mô gia đình, vốn ít nên rất nhạy cảm với sự thay đổi của thị trường và kinh tế vĩ mô. Chi phí đầu vào trong sản xuất tăng nhanh, lãi vẫn còn cao, việc tiếp cận vốn vay của các Ngân hàng còn nhiều khó khăn.

Năng suất lao động thấp, trung bình một nhân công Việt Nam sản xuất được 1,9 sản phẩm ghế/ngày so với 4,5 sản phẩm ghế/ngày của Trung Quốc. Nguồn nguyên liệu cho ngành gỗ XK đang thiếu trầm trọng, hàng năm phải nhập 80% gỗ nguyên liệu, chiếm tới 37% giá thành sản phẩm. Việt Nam cũng đang phải đối mặt với Đạo luật Lacey kiểm soát nguồn gốc gỗ nguyên liệu của Mỹ và các Luật Flegt, VTA, FSC của EU.

Để khắc phục những tồn tại của ngành gỗ, ông Phan Chí Dũng kiến nghị đối với Nhà nước cần xây dựng quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ và vùng nguyên liệu để làm căn cứ cho các DN có định hướng trong đầu tư phát triển. Ngoài ra, cần tạo điều kiện cho các DN, làng nghề, hộ gia đình chế biến gỗ được tiếp cận với nguồn vốn vay để đầu tư thiết bị hiện đại và đáp ứng nhu cầu vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Có biện pháp để giảm chi phí cho các DN nhất là điện, nước, vận tải và phí XNK...

Đối với các DN gỗ cần chủ động xây dựng thương hiệu sản phẩm để người tiêu dùng biết tới, đồng thời tạo ra được những sản phẩm có thiết kế phù hợp thị hiếu thị trường. Đẩy mạnh việc tiếp thị, quảng bá sản phẩm của DN, xây dựng hệ thống phân phối để tiêu thụ sản phẩm.